Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Chưa hết chuyện gà
Trong bài trước, tôi có trình bày một nhận xét về Hoàng Cầm: Phần nhiều những người ông yêu, kể từ khi ông còn bé, là người nhà quê, ngoại trừ cô Tuyết là một vũ nữ, người Hải Phòng. Hai người vợ của ông, có lẽ cũng không phải là người nhà quê.



Điều đó dễ hiểu, ông sinh đẻ ở thôn quê, lớn lên ở vùng quê, và trong những năm ông theo kháng chiến, cũng ở vùng quê.

 

            Nói chung, dù sinh ra và lớn lên ở thành phố hay thôn quê, người Việt Nam có nhiều quan hệ với nông thôn vì gốc gác, bà con họ hàng là ở thôn quê. Người ta thường về thăm làng hay du lịch, cắm trại ở vùng quê.

 

            Từ những quan hệ đó, trong tâm tư, tình cảm, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh… thôn quê đã có những dấu ấn sâu đậm trong thơ, văn, họa, v.v…

            Cụ Mỹ Tín, cố giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, thuở sinh tiền, có lần chỉ một bức tranh sơn mài vẽ hình một gian nhà lá, vài bụi chuối, một em bé ngồi trên mình trâu đang gặm cỏ trên giường ruộng, nói với tôi:


- “Ông thấy không! Cảnh như thế nầy, bọn trẻ ở bên Mỹ nầy về Việt Nam một lần rồi thôi, không dám về lần thứ hai.”

            Tôi trả lời:

            - “Đồng quê nước ta có nhiều cái hấp dẫn hơn chứ, như lũy tre, cánh đồng, con sông, tiếng gà, trâu bò về chuồng… Chỉ sợ bọn trẻ bên Mỹ nầy, lớn lên ở xứ văn minh, làm sao chúng nó có thể cảm nhận được, yêu mến được như chúng ta khi còn trẻ. Môi trường văn hóa trẻ con bên Mỹ khác với bên ta.”

 

            Tuy nói vậy, nhân khi viết về Hoàng Cầm, tôi vẫn cố tìm lại tiếng gà gáy trong văn chương Việt Nam, mà những người “hoài cố hương” như ông Võ Phiến, đã một lần viết rồi, bài “Gà gáy trong thơ.”

            Dĩ nhiên, bằng những yếu tố như tôi trình bày ở trên, thơ Hoàng Cầm không sao không có những tiếng gà!

 

            Tại sao vậy?

            Hễ nói tới đời sống của người nhà quê nước ta, hay toàn bộ người Việt nói chung, thường nói tới gà, bởi một điều rất dễ hiểu, ông cha chúng ta ăn thịt gà đã mấy ngàn năm nay. Tuy chưa đọc tài liệu nào, nhưng tôi tin rằng các nhà khảo cổ ở trường Viễn Đông Bác Cổ trước đây ở Hà Nội đã tìm ra xương gà cùng với xương heo, xương chó trong các di chỉ ở Bắc phần như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hoa Lộc, v.v…

            Thật vậy, con gà xuất hiện bên cạnh người Việt ta rồi trở thành gia cầm của người Việt Nam từ lâu lắm. Ngoài những “di chỉ” như nói ở trên, người ta có nhiều tài liệu để chứng minh điều đó.

            Trong bài “Gà gáy trong thơ”, Võ Phiến có nhắc lại một sự kiện về gà qua bác sĩ Trần Ngọc Ninh:

 

            Bác sĩ Trần Ngọc Ninh ở tuổi cao niên còn nhớ một đoạn trong bài hát đưa ma của dân tộc Mường đã đăng trên một tờ kỷ yếu trường Viễn Đông Bác Cổ mà ông từng đọc đã lâu; ông ghi lại vài câu theo trí nhớ. Lời Việt nghe ngộ nghĩnh:

 

Đi sau cùng là những con của,

Chó, mèo, gà, vịt của người đã chết.”

                                                (Gà gáy trong thơ – Võ Phiến)

           

Có hai điều cần nói:

            Một là, người Mường là một “chi phái” của người Việt, họ sống ở miền núi nên ít chịu ảnh hưởng văn hóa Tầu như người Kinh. Tuy nhiên, về văn hóa, giữa người Mường và người Kinh vẫn còn nhiều nét giống nhau.

            Thứ hai, người Mường – và không chỉ riêng gì người Mường mà thôi - người mọi, người Ba-nà, người Hê-đê, v.v… ở miền trung dãy Trường Sơn cũng vậy, có một cái tục là khi có người chết, thì người còn sống phải “chia gia tài” cho họ. Vì vậy, người ta bên cạnh mộ người chết vừa mới chôn cất, có một số gia dụng như cái cuốc, cái rựa, con dao và một vài con gia cầm thường nuôi trong nhà như gà, vịt, chó, mèo…

 

            Những con vật người Việt thường nuôi trong nhà là chó, mèo, heo, dê, ngựa, trâu, gà.

Chó để giữ nhà, đôi khi đi săn cùng với chủ. Mèo để bắt chuột vì chuột là loài phá hoại. Heo để làm thịt cúng tế, đám tiệc… Dê để lấy sữa, nhất là nhà nào có một “ông” mà những mấy “bà”. Dê cũng bị giết để lấy thịt. Ngựa để di chuyển (“Nhong nhong ngựa ông đã về…” hay như mấy chàng “cao bồi Tếch-xa” cởi ngựa bắn súng). Trâu để cày ruộng và ăn thịt, da để bịt trống…. Người miền Bắc ưa ăn thịt trâu hơn heo bò. Gà để làm… đồng hồ. Ngày xưa, không có đồng hồ, ban đêm không biết giờ giấc, phải nhờ vào tiếng gà gáy mới biết giờ nào, canh nào, gà thường “gáy sang canh.” Dĩ nhiên, thịt gà thường thấy trong món ăn của người Việt: gà phay, gà xé phay, thịt gà chặt thành miếng, gà luộc, gà rô-ti, miến gà, canh gà, cháo gà, cơm gà…

 

            Con vật nào cũng có ích cho chủ nên mới có chuyện “Lục súc tranh công”. Lục súc là sáu con vật nói trên tranh công với chủ. Con nào cũng cho mình có công lớn cả. Gà tự thấy mình có ích cho chủ hơn hết nên khoe công như sau:

 

Gà nghe nói, nóng gan, nóng phổi,

Liền nhảy ra, chớp cánh, giương đầu.

Này này! gà ngũ đức thâm sâu:

Nhân, dũng, tín, võ, văn, gồm đủ.

Trên đầu đội văn quan một mũ;

Dưới chân đeo hai cựa thần thương.

Đã ghe phen đến chốn chiến trường.

Lập công trận vang tai, lói óc,

Thủa Tây Lũng tam canh trống thúc;

Gà gáy đầu ba tiếng đêm khuya,

Một tiếng rằng: thiên nhật tác thì;

Hai tiếng rằng: quốc tộ tác xương,

Ba tiếng rằng: nhân gian tác lạc,

Đã cứu nạn Mạnh thường đặng thoát;

Lại khuyên người Tấn sĩ năm canh.

Hễ ai toan cải dữ về lành,

Gà cũng biết tỉnh, mê, giấc điệp.

Coi giò gà xét biết thịnh suy.

Dóng canh khuya vui dạ kẻ tiêu y,

Cất tiếng gáy, toại lòng người đãi đán,



Cứ mấy điều mà đoán,

Đã tỏ việc phải chăng?

 

            Tôi chỉ trích một đoạn gà khoe công. Những đoạn sau, gà phê phán dê, chê bai lợn, xin khỏi trích ra.

            Gà có nhiều “tướng” tốt. Tô Hoài gọi là “đại vương” (Đại vương chỉ có một mắt). Cái mào, cái mồng gà trông như mũ của các ông tướng ngày xưa (nay còn thấy trong tuồng hát bội). Gà nghênh ngang trong sân nhà y như một vị tướng ở trận tiền. Người xưa cho rằng gà có tướng ngũ đức: nhân, tín, dũng, võ, văn. Gà từng tham gia chiến trận với người. Nhờ gà gáy, lính giữ ải tưởng trời sắp sáng bèn mở cửa ải nên ông Quan Công (Quan Vân Trường trong truyện Tam Quốc) phò nhị tẩu qua ải được. (“Ông Quan Công năm ải thoát qua” - Lục súc tranh công - vô danh). Gà gáy sang canh, đánh thức binh lính dậy, gọi học trò dừng mê ngủ, hãy “dùi mài kinh sử” để “chờ kịp khoa” (thi) mà “chiếm bảng vàng”, v.v…

            Trước khi ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng (sau làm tổng thống), đoạn đường Trần Hưng Đạo (ở Huế), sau nầy là rạp Hưng Đạo của cậu Cẩn, người Huế thường gọi tên là đường Hậu Bổ, vì chỗ rạp Hưng Đạo, ngày xưa là trường Hậu Bổ. Các ông nghè, ông cống mới thi đậu, các ấm tử (con quan) thường vào học trường Hậu Bổ để chờ bổ ra làm quan. Ông Ngô Đình Diệm cũng có học trường Hậu Bổ nầy. Đây là đoạn đường mà các ông đồ, sĩ tử sau 1945, khi chữ Nho không còn đắc dụng nữa, thì ra ngồi ở đó, trải một chiếc chiếu sát bờ tường, mở sách cổ xem tử vi, lật mu rùa, xem bói xem tướng cho thiên hạ. Trên vách tường, họ treo một xâu giò gà lâu ngày đã khô quắt khô queo. Ông cụ nào nhiều giò gà chừng nào là chứng tỏ người đó xem giò gà hay, đông khách. (Chỗ nầy gần tòa soạn báo Tiếng Kèn của ông Tô Kiều Ngân hồi trước 1954, xin mách nước để vị nào muốn biết thêm về Huế xưa, xin hỏi ông ấy). Sau 1955, vì ông Diệm chủ trương “bài Phong, đã Thực, diệt Cộng” nên đám cửa Khổng sân Trình với ông cụ Diệm hồi đầu thế kỷ 20 bị đuổi đi, dẹp “tiệm” hết. Tình đời nghĩ cũng buồn cười, cùng là “đồng song” cả, người thì làm tổng thống, người bị cấm làm thầy bói, thất nghiệp, đói meo.

 

            Thường khi cúng kỵ, xin ông bà âm đức phù hộ, giúp đỡ việc gì đó, người Việt thường cúng một con gà. Sau khi thắp một nén hương (nhang), người xin hai tay cầm con gà, vái lạy bốn phuơng, tám hướng mà xin ơn trên. Sau đó gà bị cắt tiết, nhổ lông, luộc chín, bẻ cánh quẹo (gài) lên đầu, đặt lên một cái dĩa bàn cùng với bộ lòng gà, để lên bàn cúng. Cúng xong, thịt gà thì ăn, giò gà giữ lại để nhờ thầy xem. Thầy xem giò gà, có thể đoán được mệnh hên xui, đi thi hỏng hay đậu, làm ông nghè vinh qui hay “đệ nhất buồn là cái hỏng thi” như Trần Tế Xương nói vậy.

 

 

Ngày xưa, gà là thú hoang như gà rừng. Người đã bắt gà về nuôi, thuần hóa thành gia cầm để ăn thịt, chọi gà, (trong nam gọi là đá gà), làm cảnh, “coi” giờ, v.v… Trong sân nhà, có một đàn gà với một hay vài “anh” gà trống, vài “chị” gà mái, nhiều “chú” gà con cũng vui mắt lắm.

Gà có nhiều loại: Gà cồ là loại gà để chọi hơn là ăn thịt. Gà trống lông đỏ để làm cảnh, lấy giống hơn là để chọi. Gà tre cũng là một loại như gà trống nhưng nhỏ con hơn. Gà Tầu lông vàng, gà Ri là một loại gà rừng. Âu Mỹ có nhiều loại gà khác nhau, thịt nhiều nhưng tôi không rành. Bài nầy không chủ trương nghiên cứu về gà nên xin nói qua một chút vậy thôi.

Ở trong Nam, nhiều người nuôi và chơi gà đá (chọi) không ít người mê và cũng không ít người tán gia bại sản. Vài cụ già ở Rạch Giá nói với tôi gà Bến Tre chân vàng là loại gà đá “hay nhứt xứ”.

 

Cơm gà ngon số một. Vùng Hà Tiên - Rạch Giá có nhiều tiệm cơm gà! Tại sao? Bởi vì ngày xưa cơm gà là món đặc sản của người Tầu Hải Nàm (đảo Hải Nam). Nhiều người Tầu định cư ở vùng nầy gốc Hải Nam (xem giải thích trong “Hương Tràm Trà Tiên” - tức Kể chuyện đánh giặc ở quê hương Nguyễn Tấn Dũng – cùng tg – do Văn Mới xuất bản). Người ta dùng nước luộc gà để nấu cơm, khi cơm chín lại rưới mỡ gà lên. Thịt gà chặt thành miếng, chấm với một loại nước xì dầu đen (hắc xì dầu) “ngon hết sẩy”. Người Tầu dấu nghề, không truyền cho ai cách làm loại xì dầu nầy nên cơm gà Việt Nam ít khi được ngon bằng. Ở Huế, ngay trước cửa chợ Đông Ba, có một cái xe của một người Tầu bán cơm gà cũng ngon hết sẩy. Cơm nấu trong thố (chén nhỏ) không rưới mỡ gà như ở Hà Tiên.

 

Về thịt gà, ai ăn gà Thủ Đức thì coi như “thua”. Gà Thủ Đức nuôi theo kiểu công nghiệp như Mỹ nên thịt gà nhão, dở ẹt. Gà Thừa Thiên ngon nhứt vì thịt chắc. Loại gà nầy nuôi vườn, ăn thóc gạo thì ít mà ăn sâu bọ trong vườn thì nhiều. Tôi có người bạn môt thời làm đại đội trưởng ở trường Bộ Binh. Khi có khóa sinh nào của anh về phép ở Huế, anh nhờ mua giúp một con gà Thừa Thiên. Anh ta thích ăn thịt gà nhưng kén chọn lắm!

Những người ở thuyền như thuyền buôn, thuyền chở hàng cũng có nuôi gà.

Ông chú họ tôi, trước 1945, một thời ông đi lính Khố Xanh cho Tây, nên có một dạo, ông theo đơn vị ra đóng ở Hoàng Sa. Phiên đi trấn đảo Hoàng Sa hồi đó dài 6 tháng, ra vào đảo bằng thuyền buồm theo mùa gió. Bà thím tôi, (vợ ông) nói: “Hoàng Sa xa lắm, tận bên Tầu. Lính đóng ở đó, nghe tiếng gà bên Tầu gáy.” Không tin điều ấy, tôi hỏi ông chú tôi, ông bảo: “Người Tầu cũng như người Việt thường đánh cá ở vùng ấy. Gà trên ghe đánh cá của họ gáy nên người ta tưởng lầm gà bên Tầu gáy. Xa lắm, làm răng mà nghe được.”

 

Hỏi thêm, tôi được biết: Khoảng cách từ Hoàng Sa vào Tourane (tên Đà Nẵng thời Tây) ngắn hơn chút ít so với khoảng cách từ Hoàng Sa đến đảo Hải Nam. Từ thời chúa Nguyễn, binh lính của chúa đã ra đóng ở Hoàng Sa. Bia dựng từ thời Minh Mạng vẫn còn.

Gà trống gà mái “kêu” khác nhau. Gà trống thì gáy. Tiếng gà trống gáy to và vang xa, từ xóm nầy qua xóm khác. Có khi làng ở bên nầy cánh đồng rộng cũng nghe được tiếng gà gáy bên kia cánh đồng. Khuya, trời sang canh thì gà gáy. Khi gà gáy tới đợt thứ ba thì trời sáng. Khi một con gà gáy thì những con khác cũng tỉnh dậy mà gáy theo. Ở thôn quê, nhiều nhà nuôi gà, nên khi một con gà gáy thì các con khác gáy theo vang rân cả xóm. Ông anh họ tôi là người tinh nghịch. Mới quá khuya, ông giả tiếng gà gáy, các con gà khác cũng gáy theo, nên người trong xóm cũng tưởng trời gần sáng, bèn thức dậy nấu cơm để chuẩn bị ra đồng.

 

Gà mái không gáy mà cục tác. Mỗi ngày, gà mái đẻ một trứng. Sau khi đẻ xong, con gà máy nhảy từ trên ổ xuống, cục tác om sòm. Con gà nào đẻ, con ấy cục tác. Gà mái không có thông lệ con nầy cục tác, con khác cũng cục tác theo, gần giống như “Đàn bà đi biển mồ côi một mình.”

Khi con gà mái gáy như con gà trống là thời đại loạn. Bác sĩ Lê Trọng Lộc kể lại câu chuyện vì con gà mái gáy như gà trống nên năm 1975, gia đình Lộc mới rời bỏ Việt Nam mà đi như sau:

“Gia đình Lộc bỗng giao động vì chuyện đi hay ở? Nội tổ Lộc bảo ai muốn đi thì cứ đi, ông quyết ở lại, ông già rồi!

            “Khi đi học, Lộc thường nuôi gà. Lộc nuôi gà vì mục đích kinh tế thì ít nhưng vì tính ưa nuôi gia súc thì nhiều. Lộc có một bầy gà những năm sáu con, và Lộc cũng không chịu đem bán khi gà đã lớn.

 

“Trong lúc tình trạng đi, ở chưa ngã ngủ, bỗng một con gà mái của Lộc, đẻ đã bốn năm lứa, nó gáy suốt buổi y hệt như một con gà trống. Lộc qua mách chuyện với ông nội. Một lúc lâu, ông nội hỏi: “Có thật không?” Lộc thưa có thật. Ông nội qua nhà Lộc xem con gà mái gáy như gà trống. Xem xong, ông nội biểu: “Rứa thì đi! Phải đi thôi, điềm trời cho thấy sắp có đại biến.” Ông nội nói. Có lẽ ông kết hợp những chuyện lạ hồi ấy như chuyện hòn đá dao ở làng Tri Thủy của tổng thống Thiệu cả ngàn năm không sao, bỗng nay đổ nghiêng. Ông nội Lộc kết hợp những hiện tượng kỳ lạ đó cùng với những câu sấm Trạng Trình rồi bảo các con: “Đó là điềm trời! Đi! Hãy đi thôi. Thiên hạ đại biến!”

(Trích: “Nhân chứng sống: Bác sĩ Lê Trong Lộc Người đi trong “Đại Lộ Kinh Hoàng”, “Quê Ngoại”, cùng tác giả - Văn Mới xuất bản)

Tôi biết gà đi vào văn chương từ khi tôi còn nhỏ. Ít ai không biết câu ca dao “Con gà cục tác lá chanh…” trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Tôi từng xao xuyến vì tiếng gà trong truyện Phạm Công Cúc Hoa, nghe chị tôi đọc hồi ấy:

            “Con gà nó gáy o o

      Phải thuyền ông Trạng đưa cô tôi về cùng.”

 

           

(Còn tiếp)


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Lại một người chị trong thơ Hoàng Cầm (15-09-2010)
    Hoàng Cầm,“buồn teo một tiếng gà!” (15-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152957876.